Bán phên tre, tầm vông giá rẻ TPHCM phên tre Tiến Thành

CỬA HÀNG PHÊN TRE – TRE TRÚC TIẾN THÀNH

Phên tre Tiến Thành chuyên bán phên tre, tầm vông, nghuyên liệu tre giá rẻ các loại tại TpHCM, Bình Dương, Đồng Nai Long An, Tiền Giang… Cam kết về giá thành và chất lượng sản phẩm luôn tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đặc biệt hỗ trợ giao hàng tại TPHCM không phụ phí. Mỗi tấm phên được đan thủ công theo cách truyền thống nên có độ thẩm mỹ cao. Nguyên liệu sử dụng đan phên là phần cật tre, được chọn lọc kỹ lưỡng từ những cây tre già đủ tuổi. Vì vậy mỗi tấm phên tre đều đảm bảo được độ bền, độ đàn hồi tốt.

Phên tre Tiến Thành còn làm các loại phên tre theo yêu cầu, với mọi kích thước của khách hàng.

Tư vấn báo giá miễn phí qua Hotline/Zalo: 0902.494.761
Gửi yêu cầu báo giá qua email: cutramtienthanh@gmail.com
Bạn đang có nhu cầu mua phên tre để gia cố, kè, chặn giữ đất? Bạn cần tìm nhà cung cấp uy tín chất lượng. Hãy liên hệ ngay với Phên tre Tiến Thành để có được những tấm phên chất lượng và ứng ý nhất !

CÁC SẢN PHẨM CỦA PHÊN TRE TIẾN THÀNH

Phên tre là gì?

Phên tre là 1 loại vật liệu thô được làm từ phần cật của những cây tre lồ ô. Nguyên liệu làm phên là sử dụng những cây tre già đủ tuổi. Chất lượng của tấm phên phụ thuộc vào nguyên liệu và quá trình xử lý ngâm nước cây tre để tạo độ bền, độ dẻo dai và chống mối mọt. Thẩm mỹ của tấm phên phụ thuộc vào tay nghề của người đan.

Nếu bạn đang bị nhầm lẫn giữa phên tre với các loại mặt hàng được làm từ tre khác như: cót tre, cót ép, mê bồ bạn có thể tham khảo bài viết tại đây.

3 loại phên tre phổ biến hiện nay là gì?
Phên tre hiện nay phổ biến có 3 loại được chia ra làm 3 loại: phên tre, phên nứa, phên tre phơi bánh tránh. 2 loại được dùng nhiều trong xây dựng là: phên tre và phên nứa. Còn loại phên tre còn lại được dùng để phơi bánh tráng, các loại nhu yếu phẩm…

Sản xuất phên tre như thế nào?

Quy trình đan phên tre cần trải qua nhiều công đoạn. Cây tre sau khi được khai thác và qua quá trình xử lý sẽ được chẻ ra thành từng nan tre thành có kích cỡ đều nhau (nan tre được lấy từ phần cật tre). Các nan tre được đan vào nhau tương tự như đan len hoặc dệt vải nhưng đơn giản hơn.

Ngày xưa người ta thường đan phên theo cách thủ công là chủ yếu. Nhưng hiện nay khi nhu cầu sử dụng cao, các thiết bị máy móc đang dần thay thế con người ở một số quy trình: cắt tre, chẻ nan, vót nan… Nhưng hiện nay phần lớn vẫn sử dụng cách đan bằng tay.

Phên tre và phên nứa khác nhau chỗ nào?

Phên tre và phên nứa đều là những vật liệu tự nhiên được làm ra từ cây tre lồ ô, cây nứa. Công dụng của phên nứa hay tre là giống nhau. Chỉ khác nhau về chất liệu, độ bền và giá thành. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Để biết được loại nào tốt hơn thì chúng ta phải tìm hiểu về đặc tính của cây tre và nứa như thế nào?

Như bạn đã biết thì cây tre và cây nứa là hai loại cây có rất nhiều ở Việt Nam. Cây tre thường có phần cật dày hơn. Phần cật của cây nứa mỏng hơn cây tre rất nhiều. Vì vậy 1 tấm phên làm từ nứa thường nhẹ hơn 1 tấm phên làm từ tre vì vậy kích thước của phên nứa cũng thường lớn hơn.

Phên nứa (một số vùng còn gọi là phên lò) thường được làm trực tiếp từ cây nứa tươi không được qua xử lý. Nên độ bền, độ dẻo dai chống mối mọt không tốt bằng phên tre. Vì vậy giá bán phên nứa cũng rẻ hơn phên tre khá nhiều. Tùy vào mục đích sử dụng để chọn ra loại phù hợp nhé!

Ứng dụng của tấm phên tre nứa

Đo độ bền không cao, giá thành rẻ nên loại phên này thường sử dụng với mục đích tạm thời và trong thời gian ngắn. Nếu bạn có dịp về thăm những làng quê thì có thể bạn sẽ bắp gặp được hình ảnh tấm phên nứa che gió cho mạ (cây lúa lúc mới gieo hạt).

Hoặc bạn nào ở gần khu vực lò gạch thì sẽ thấy người ta sử dụng phên nứa để che mưa cho những viên ngạch bằng đất mới đóng xong. Một số vùng quê người ta còn sử dụng phên nứa kết hợp với lá dừa để chống nóng. Để thấy được hình ảnh của phên nứa tại nơi đô thị phồn hoa là hơi khó. Nếu bạn muốn trải nghiệm thì hãy đi về những vùng ven ngoại thành nhé!

Ứng dụng của tấm phên tre xây dựng

Tấm phên tre có độ bền, độ dẻo dai đàn hồi tốt nên rất được ưa chuộng trong các công trình xây dựng. Ngoài ra chúng còn được làm ra để phục vụ trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Công dụng thường thấy là:

Chống sạt lở sói mòn đất tại các bờ kênh, bờ bao (khi kết hợp với các loại cọc khác).

Phên tre phơi bánh tráng (giá vỉ phơi bánh tráng)

Phên tre phơi bánh tráng (một số nơi gọi là liếp tre phơi bánh tráng hay vỉ tre bánh tráng, phơi hủ tiếu) được làm từ cật của những cây tre già. Thường được làm theo hình chữ nhật. Các nan tre được chẻ nhỏ đan vào nhau dạng lưới theo hình chữ thập, hai bên được nẹp kiên cố lại bằng hai thanh tre.

Tấm phên tre phơi bánh tráng

Do các nan tre nhỏ được dát mỏng và đan theo dạng lưới nên có độ thông thoáng cao, giúp phơi đồ nhanh khô hơn và không bị quá dính. Đặc biệt loại này được làm theo hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 40-50cm, chiều dài khoảng 2m, rất nhẹ dễ dàng trong quá trình vận chuyển, đặc biệt có độ bền và độ dẻo dai tốt.

  • Ứng dụng của tấm phên tre phơi bánh tráng
  • Phơi bánh tráng, bánh đa.
    Phơi bánh phở, hủ tiếu.
  • Phơi các loại rau củ quả.
  • Phơi cá, mực, tôm và các loại thực phẩm để làm khô.

TẠI SAO LỰA CHỌN CHÚNG TÔI?